NHÀ XE LÀO VIỆT
sim Mphone 51855888
sim mphone 51833888

Nguồn: Tinh

Ngân hàng Nhà nước Lào trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội

Ngày 29-11-2024 (1296)

Ngày 25/11/2024 Bà Vắt-tha-na Đa-la-loi, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lào đã trả lời các câu hỏi tại phiên họp Quốc hội thứ 8 của Quốc hội khóa IX. Việc triển khai năm 2024 để giải quyết vấn đề lạm phát, giá cả hàng hóa có chỉ số rõ ràng hay không? Tỷ lệ lạm phát vẫn cao, tỷ giá đồng kip so với đồng USD còn yếu, giá cả hàng hóa và dự trữ vẫn chưa đạt yêu cầu, việc cấp tín dụng của ngân hàng dành cho người có nhu cầu sản xuất vẫn còn thấp.

Vắt-tha-na Đa-la-loi cho biết rằng: năm 2024 Ngân hàng Nhà nước Lào đã tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ bằng cách sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp và gián tiếp để kiểm soát lượng tiền như: phát hành và phân phối trái phiếu của Ngân hàng Nhà nước Lào; Thực hiện đưa tiền gửi của Chính phủ tập trung vào Ngân hàng Nhà nước Lào; Quản lý tỷ giá quy đổi cho ổn định theo cơ chế thị trường với sự quản lý nhà nước cho linh hoạt hơn; Khuyến khích các Ngân hàng Thương mại mở rộng các đơn vị quy đổi tiền tại các cửa khẩu quốc tế; Phát triển hệ thống thanh toán và phát triển App Ezy Kip nhằm tạo thuận lợi cho người dân và du khách trong việc quy đổi tiền tệ; Mở thị trường ngoại hối tập trung (LFX) để xã hội có thể trao đổi ngoại tệ bằng nhiều hình thức, cũng như việc giảm nguồn vốn vĩ mô trong việc sử dụng ngoại tệ để can thiệp vào tiền tệ nhằm mang lại sự ổn định khi tỷ giá biến động mạnh, là công cụ quan trọng để cho Chính phủ trong việc quản lý và giám sát thị trường ngoại tệ ở ngoài hệ thống đặc biệt là các thông tin về nhu cầu và cung cấp ngoại tệ gây áp lực với tỷ giá cho có sự biến động, nguyên tắc trao đổi ngoại hối vào trong hệ thông hiện đại, tập trung và có thể kiểm soát được nhằm loại bỏ việc trao đổi ngoại tệ ngoài hệ thống; Tập trung xây dựng và điều chỉnh pháp lí để quản lý ngoại tệ và đưa nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống được nhiều hơn. Ngoài ra, Chính phủ đã cùng đầu tư với Công ty PTL Holding để thành lập ngân hàng vàng nhằm góp phần phát triển hệ thống tài chính cho vững mạnh, thúc đẩy các hoạt động kinh tế tăng trưởng không ngừng, cung cấp dịch vụ đa dạng, hiện đại cho xã hội như: sản phẩm gửi vàng tiết kiệm, cho vay vàng và các sản phẩm khác. Mà là bổ sung thêm lựa chọn mới cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ tài chính, cũng như giúp quản lý rủi ro biến động cảu vàng, thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn cho mọi thành phần kinh doanh có nhu cầu vốn, để vay có thể bảo lãnh bằng vàng, tạo điều kiện tiếp cận vốn cho những người không có bất động sản làm tài sản thế chấp, tạo uy tín trong hệ thống tài chính khiến xã hội chuyển sang sử dụng dịch vụ ký gửi tài sản dưới hình thức vàng. Ngoài ra, còn đóng góp như một nguồn thu nhập cho chính phủ trên cơ sở thu các nghĩa vụ từ các giao dịch liên quan đến vàng.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có chính sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa để thay thế nhập khẩu, tạo sức mạnh cho nền tảng sản xuất trong nước, tạo sức mạnh cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất lương thực và sản xuất hàng hóa đa dạng để phục vụ tiêu dùng nội địa, Ngân hàng Nhà nước Lào đã chủ động thúc đẩy thực hiện chính sách tín dụng để kích thích nền kinh tế (766/NHNNL) bắt đầu triển khai từ tháng 11/2023 đến tháng 10/2024, Đã phê duyệt 44 đơn vị được tiếp nhận chính sách, tổng số vốn vay của các Ngân hàng Thương mại là 4.532,50 tỷ kip và chính sách tín dụng phân bổ vốn cho địa phương (765/ NHNNL) đã được phê duyệt cho 419 đơn vị tại 18 tỉnh trên toàn quốc với tổng số tiền vay là 756,73 tỷ kip.

Về việc tiếp cận tín dụng trong các ngành, Ngân hàng Nhà nước Lào đã chủ động thúc đảy Ngân hang Thương mại cung cấp tín dụng, đến tháng 10/2024, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt 203.029,80 tỷ kip, tăng trưởng 18,81% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,18% của GDP. Trong đó, tín dụng của các ngân hàng Thương mại thuộc ngành công nghiệp chiếm 33,29% (tăng 34,34% so với cùng kỳ năm trước), ngành thương mại chiếm 19,48% (tăng 20,57%), ngành dịch vụ chiếm 14,21%. % (trong đó, gồm các đơn vị kinh doanh du lịch tăng 25,59%), ngành xây dựng chiếm 10,77% (giảm 10,10%), ngành nông-lâm nghiệp chiếm 5,82% (tăng 42,49%) và các ngành khác chiếm 16,43% tổng tín dụng.